Snack's 1967
kenhvanhoa.yn.lt
HOME GD Giải Trí
» »
Phân tích đoạn thơ sau: "Người đi Châu Mộc chiều sương ấy ... Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"

Phân tích đoạn thơ sau:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có thấy dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
(Tây Tiến – Quang Dũng)

Nhắc đến Quang Dũng là nhắc đến một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc… Ở lĩnh vực nào tác giả cũng có những thành công đáng kể. Nhưng có lẽ còn lại lâu dài nhất với thời gian là một Quang Dũng – nhà thơ. Đó là một hồn thơ trung hậu, yêu tha thiết quê hương, đất nước. Trong thơ Quang Dũng có cái tôi hào hoa, thanh lịch, có khả năng cảm nhận được vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên cũng như của tình người. Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho cái tôi nghệ thuật ấy, đặc biệt ở phần hai bài thơ qua khổ thơ:
"Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có thấy dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”Tây Tiến là bài thơ viết về nỗi nhớ:
“Sông Mã xa xôi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi”“Nhớ chơi vơi” - một nỗi nhớ vừa như thực, vừa như hư, bồng bềnh, lan tỏa giữa không gian đại ngàn Tây Bắc và như “chơi vơi” cả trong kí ức nhà thơ về một thời Tây Tiến. Để rồi, từ nỗi nhớ “chơi vơi” ấy, nhà thơ đưa người đọc về với một vùng rừng núi miền Tây - Bắc vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dữ dội, khác thường, với núi cao, vực sâu, thác gầm, thú dữ… Tất cả đều là những thử thách đáng sợ đối với đoàn quân Tây Tiến:
“Dốc len khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”Thế nhưng, người lính Tây Tiến vẫn cứ đối diện với thiên nhiên, nhẫn nại xuyên rừng, mở lối và tiến về phía trước. Vì thế, cái uy lực của thiên nhiên bị giảm xuống, cái tư thế, tầm vóc của con người được nâng cao lên.
Vẫn là nỗi nhớ, là xúc cảm về thiên nhiên cảnh vật gắn với một thời Tây Tiến nhưng đến phần hai bài thơ lại là một bức tranh Tây Bắc vừa duyên dáng, mĩ lệ, vừa thơ mộng, trữ tình:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có thấy dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”Hai câu thơ đầu mở ra một không gian như thực, như hư:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ”Đó là cảnh của một buổi chiều sương như giăng mắc cả không gian giữa hai bờ của một dòng sống đang chảy về trong hoài niệm, trong nỗi nhớ của nhà thơ. sông nước, bến bờ lặng tờ, hoang vắng như thời tiền sử. Tất cả như đắm chì trong màn sương dày đặc. Hai bên bờ sông Mã thời khắc ấy chỉ còn lại những cành lau trắng phất phơ trong bóng chiều đang sậm lại: và hai chữ “hồn lau” ấy có cảm giác như đượm hồn của dân tộc từ ngàn xưa đang vọng về. Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm cũng đã từng nói về một Tây Bắc như thế khi gửi nỗi nhớ của mình trong hành trình lên biên giới: Ngắm những ngàn lai trắng đến tận cùng.
Trên dòng sông đậm sắc màu cổ tích ấy, nét bút của nhà thơ lại dừng ở cái dáng rất tạo hình của cô lái đò người Thái:
“Có nhớ dáng người trên độc mộc”Ngòi bút của nhà thơ thật tinh tế. Chỉ thoáng vài nét chấm phá mà đã gợi lên được cái hồn ngàn lau, cái dáng mềm mại, uyển chuyển của cô gái Thái trên chiếc thuyền độc mộc đuôi én. Cảnh và người như hòa làm một, không rõ nét, tất cả như đắm chìm trong màn sương huyền thoại. Ngay cả một cành hoa trôi trê dòng lũ cũng chỉ thấy một điệu đong đưa:
“Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”Phải là “đong đưa” chứ không phải “đung đưa”. “Đong đưa” vừa gợi được sự chuyển động lại vừa gợi được dáng vẻ mềm mại của những nhành hoa rừng như cũng biết làm duyên trên dòng nước lũ. “Đong đưa” là cảm nhận của một tâm hồn giàu tình yêu với thiên nhiên, quan trọng hơn là sự thể hiện của một năng lực quan sát tài hoa của một nhà thơ - một nhà họa sĩ.
Tạo ra được cái hư ảo của cảnh vật và con người trong một buổi chiều dòng sông đậm màu cổ tích ấy, một mặt do cảm nhận tinh tế của một hồn thơ đầy lãng mạn, tài hoa, mặt khác còn do cách lựa chọn bút pháp của tác giả. Quang Dũng đã kết hợp bút pháp vừa tả, vừa gợi để đẩy cao cảm xúc và gây ấn tượng ở người đọc khi sử dụng hàng loạt các câu hỏi tu từ: “Người đi” là ai? “Chiều sương ấy” là chiều sương nào? “ Dáng người trên độc mộc” cụ thể ra sao? Và mấy ai đã thấy “hồn lau” như thế nào? Cách tả kết hợp với gợi này cũng thật hợp với nỗi “nhớ chơi vơi” của nhà thơ? Và cảnh và người, vì thế vốn đã thơ, đã mộng lại càng được khoác màu sắc hư ảo, thơ mộng thêm một bậc nữa. Thêm vào đó là những điệp ngữ “có thấy”, “có nhớ”… như khơi dậy cả một vùng hoài niệm về những năm tháng không thể nào quên, nơi rừng núi phía Tây của Tổ quốc. Và rồi, qua cách miêu tả ấy, người đọc chợt nhận ra chiều sâu tâm hồn của những người lính Tây Tiến. Họ không chỉ biết vượt lên thiên nhiên khắc nghiệt, thậm chí đối lập với thiên nhiên (“Heo hút cồn mây, súng ngửi trời”) mà còn có khả năng cảm nhận vẻ đẹp có chiều sâu của một vùng biên giới. Không ở đâu, chất thơ, chất nhạc lại được kết hợp hài hòa như trong đoạn thơ này.
Tây Tiến là bài thơ kết tinh cho bút pháp lãng mạn của ngòi bút Quang Dũng. Chỉ với bốn câu thơ nhưng nhà thơ đã thể hiện được một cách nhìn nhiều chiều về thiên nhiên và con người mang đậm phong cách riêng. Bởi vì thiên nhiên và con người ấy chỉ có thể được hái qua một cái tôi nghệ thuật hào hoa, lãng mạn.

Lượt Xem: 1/
Link:
BBcode:
Bình Luận
Tên bạn:

Nội dung:





↑Cùng Chuyên Mục
Hosting By Xtgem.com © 2014 kenhvanhoa.yn.lt
Thiết kế: Trần Quang Phiên
phientran650@gmail.com
Tags: http://kenhvanhoa.yn.lt/view.html
SEO : Bạn đến từ :
1 | 2 l 48 l 494139