Insane
kenhvanhoa.yn.lt
HOME GD Giải Trí
» »
Anh (chị) hãy là sáng tỏ nhận định về Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh

Có người cho rằng Tuyên ngôn đôc lập là một văn kiện lịch sử, chính trị trọng đại, nhưng được chuyển tải dưới hình thức nghệ thuật độc đáo, minh chúng cho sự kết hợp chính trị và văn chương, nghệ thuật độc đáo, minh chứng cho sự kết hợp chính tri và văn chương, nghệ thuật và tư tưởng trong sự nghiệp sáng tạo của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Anh chị hãy là sáng tỏ nhận định trên.

Sinh thời,chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ tự nhận mình là một nhà văn, nhưng rong quá trình hoạt động cách mang, nhận thấy được chức năng to lớn của văn chương trong tuyên truyền và vận động. Người đã nắm lấy văn chương như một vũ khí đắc lực để phục vụ cách mạng.Tuyên ngôn độc lậplà một trong những tác phẩm minh chứng rõ nét nhất cho sự kết hợp giữa văn chương và chính trị, giữatư tưởng và nghệ thuật trong sự nghiệp sáng tác của người.
Tuyên ngn Độc lập ra đời trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, sau sự thắng lợi của Cách mạng tháng 8-1945. Hồ Chí Minh từ Việt Bắc trở về Hà Nội và tại số nhà 45 phố Hàng Ngang, thay mặt chính phủ lâm thời, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn. Và ngày 02-9-1945 trên quảng trường Ba Đình, Người đã đọc bản Tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt, bản Tuyên ngôn là một văn kiện lịch sử chính trị trọng đại, đồng thời, qua tác phẩm chúng ta cũng phần nào hiểu được lập luận sắc sảo của Hồ Chí Minh qua một văn chính luận mẫu mực.
Trước hết, cần khẳng định tuyên ngôn độc lập là một văn kiệ lịch sử- chính trị trọng đại mang tính chấn toàn dân. Vì với bản Tuyển ngôn này, Người đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhà nước công nông đầu tiên khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, chấm dứt mọi mối quan hệ thực dân với Pháp, đánh đổ sự thống trị hàng ngàn năm của chế độ phong kiến.
Để đạt được mục đích đó, Hồ Chí Minh đã xây dựng hai hình ảnh có tính chất đối lập nhau. Đó là hình ảnh của bọn thực dân Pháp và hình ảnh của nhân dân Việt Nam.
Thực dân Pháp luôn rêu rao luận điệu: chúng sang để khai hóa và bảo hộ cho nhân dân An Nam. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Hồ Chí Minh có rất nhiều cách vạch trần bản chất thực dân của chúng. Ta đã từng gặp điều đó trong vi hành, khi Người giễu cợt Khải Định: “Hay là Ngài muốn tìm hiểu xem dân Pháp dược quyền thống trị của bạn Ngài là A-lêch-xan Đệ nhất có được hút nhiều thuốc phiện và uống nhiều rượu cồn như dân An Nam dưới quyền thống trị của Ngài hay không?”. Và ở đây, trong một tác phẩm chính luận, vẫn nhằm mục đích ấy, nhưng với giọng điệu đanh thép, với cái nhìn sắc sảo và biện chứng, Hồ Chí Minh đã vạch trần và tố cáo một cách đầu đủ nhất tội ác của bọn thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam: “Thế mà hơn 80 năm nay, thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng bác ái đến cướp nước ta, áp bức bóc lột đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”. Đấy chính là luận đề tổng quá để từ đó, người tố cáo tất cả những tội ác của bọn thực dân.
Về chính trị, “cúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng chỉ thi hành những lật Pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất đất nước của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết”. Đấy mới thực chất của cái gọi là tự do, dân chủ. Tội ác của bọn thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam không chỉ là nững “luật Pháp dã man “ mà thâm độc hơn cả, đó là âm mưu chia nước ta thành ba kì để chia nước ta thành ba kì để cia rẽ khối đoàn kết của chính dân tộc Việt Nam. Đó còn là tội ác”cúng ràng buộc dư luận và thi hành chính sách ngu dân…”; “chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của chúng ta trong bể máu”…Rõ ràng dưới cách nhìn của Hồ Chí Minh và của người dân Việt Nam yêu nước, hành động của chúng trái ngược với những gì chúng đã rêu rao, thậm chí còn cấm đoán quyền tự do, dân của chân chính của con người.
về kinh tế, “chúng bóc lột dân ta đến xương tủy…chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu,… cúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng…cúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí…”. Bằng ngôn ngữ đanh thép với sức mạnh của mười đạo quân, đặc biệt là với sự xuất hiện của hàng loạt từ chỉ mức độ tuyệt đối như bản chất chế độ thực dân, bản chất của cái gọi là “khai hóa” là “bảo hộ”. Chúng bảo hộ và khai hóa bằng gì? Xin thua đó là bằng”nhà tù nhiều hơn trường học” là “rượu còn thuốc phiện làm cho giống nòi ta suy nhược…”. Dưới ngòi bút của Hồ Chí Minh, tội của của bọn thực dân đối với dân tộc Việt Nam hiện hữu trên tất cả các phượng tiện của đời sống xã hội từ chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa cho đến giáo dục… và hậu quả của những chính sách thực dân ấy chính là “dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều…”, “dân cày, dân buôn trở nên bần cùng… chúng không cho các nhà tư sản của ta ngóc đầu nên”…ậu quả ai hại nhất của những chính sách dã man ấy là vào năm Ất Dậu, “từ quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai riệu đồng bào ta chết đói”. Đó chính là tội ác dã man của bọn thực dân đối với dân tộc Việt Nam. Bằng hàng loạt ình ảnh từ ngữ giàu sức biểu cảm có sức lay động lòng người, đặc biệt là bằng giọng văn cứng rắn, đanh thép Hồ Chí Minh đã lột trần bản chất “ăn cướp” trắng trợn của bọn thực dân.
Không chỉ tố cáo tội ác của tực dân Pháp đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh còn vạch trần bản chát hèn hạ, sự đê hèn của chúng: đó chính là hành động bán nước ta cho phát xít Nhật. “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng đông dương để mở căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật”; “Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy hoặc là đầu hàng”…Như vậy, rõ ràng thưc dân Pháp đã không bảo hộ cho ta., mà trái lại, trong năm nay, chúng bán nước ta hai lần cho Nhật. Hèn hạ và nhẫn tâm hơn cả là đến khi thua chạy, chúng còn giết nốt số đông tù chính trị của ta ở Yên Bái và Cao Bằng…Thức dân Pháp là tiêu biểu cho sự tàn bạo mà dân tộc Việt Nam cần phải đánh đổ.
Trái với hình ảnh của bọn thực dân Pháp là hình ảnh của dân tộc Việt Nam.
Ban đầu đó là mộ dân tộc nhỏ yếu, bị động, bị nô lệ, bị chém, bị giết, bị bóc lột, bị dìm trong các bể máu, giống nòi bị suy nhược, không ngóc đầu lên được…Hàn loạt những từ số nhiều, những từ chỉ mức độ tuyệt đối đã được Bác sử dụng nhằm thể hiện những cái mất mát to lớn của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt khi nhắc đến nhân dân Việt Nam, Hồ Chí Minh sử dụng các đại từ nhân xưng như “đồng bào ta”, “nhân dân ta”, “giống nòi ta”…, điều này thể hiện sư gắn bó máu thịt của tác giả với nhân dân, với dân tộc Việt Nam. Dường như tác giả đã hóa thân vào đau thương, mất mát mà người dân Việt Nam phải chịu đựng.
Sau đó hình ảnh của dan tộc Việt Nam trưởng thành, lớn mạnh từng ngày, từng giờ, họ đang dần chứng minh được vị trí làm chủ vận mệnh của dân tộc của đất nước. Trước hết, đó chính là thái độ ý thức của con người Việt Nam mà đại diện là việt minh khi đứng ra gánh vác trách nhiệm lịch sử của mình. “Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Nam đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật”. Nưng “bọn hực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt Minh”. Ngược lại nhân dân Việt Nam mà đại diện là mặt trận Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên giới Thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng, tài sản cho họ. Hành động ấy của Việt Minh thể hiện tư tưởng nhân văn, nhân đạo của dân tộc Việt Nam. Đó là truyền thống văn hóa của dân tộc được Hồ Chí Minh kế thừa từ trong lịch sử hào hùng như đã ghi trong Bình Ngô Đại Cáo.
Trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập, Hồ Chí Minh đã ngầm khẳng định vị thế của dân tộc Việt Nam trong mối quan hệ với các dân tộc khác trên thế giới. Nếu trước đây, đó là một dân tộc bị áp bức, nô lệ, bị tước đoạt tất cả những quyền tự do thì ở đây dân tộc Việt Nam đã có mối quan hệ bình đẳng với các dân tộc khác trên thế giới. “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, môt dân tộc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được hưởng tư do…”. Đó chính là diện mạo của dân tộc Việt Nam trong mối quan hệ bình đẳng với các dân tộc khác trên thế giới. Và quyền độc lập, tự do như một lẽ tất yếu cần khẳng định: “dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”.
sự trưởng thành, lớn mạnh của dân tộc Việt Nam được Hồ Chí Minh thế hiện rõ nét trong thư thế tấn công kẻ thù. “Nhân dân cả nước ta nổi dậy giành chính quyền”, “ dân ta lấy lại”, “đánh đổ” ,” gây dựng”,…các động từ chỉ hành động, động tác mau lẹ, dứt khoát, tinh thần quyết tâm giành độc lập dân tộc. Cùng với động từ mạnh là hàng loạt các cụm ừ chỉ mức độ tuyệt đối “thoát hẳn” “xóa bỏ hẳn” “xóa bỏ tất cả”, “thoát li hẳn”…, tất cả những từ ngữ, hình ảnh ấy kết hợp lại đã làm tăng thêm âm hưởng hào hùng của bản tuyên ngôn.
từ hai hình ảnh đối lập giữa một bên là thực dân Pháp hèn hạ, với môt bên là dân tộc Việt Nam, mặt trận Việt Minh đang ngày càng lớn mạnh, Hồ Chí Minh muốn để người đọc tự kết luật: dân tộc Việt Nam có quyền tự do, độc lập.
một trong những nhân tố góp phần tạo nên sự thành công của bản tuyên ngôn chính là cách tổ chức câu văn trong bản tuyên ngôn. Bên cạnh đó, các câu khẳng định với những từ chỉ mức độc tuyệt đối đã tạo nên sức thuyết phục, giúp cho tác phẩm này trở thành một áng “hùng văn”, “chuyển tải được ý lớn bằng chữ nhỏ”( Phạm Văn Đồng).
tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực. Nói đến văn chính luận, là nói đến sự kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng, giữa lập luận và luận cứ rất đanh thép và hùng hồn.
trước hết, đó là lí lẽ để khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, để tranh luận bác bỏ luận điệu của kẻ thù, không có gì thú vị và đích đang hơn là dùng lí lẽ của đối thủ ấy mà người ta gọi là thế “Gậy ông đập lưng ông”. Ngay từ mở đầu bản tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đã trích dẫn từ hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ. Bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ(1776): “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. Có thể nói, đây là cách làm vừa kiên quyết, vừa khôn khéo. Kiên quyết và khôn khéo vì khi trích dẫn 2 bản tuyên ngôn ấy, Hồ Chí Minh đã thể hiện thái độ trân trọng những chân lí của cha ông họ, trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp và người Mĩ.
Kiên quyết vì từ việc trích dẫn ấy Hồ Chí Minh đã nhắc nhở họ đừng phản bội ững gi huấn của cha ông, đừng làm vấy bùn và máu lên lá cờ nhân đạo mà cha ông họ đã phải đổ máu, nước mắt để đưa lại thành quả vĩ đại cho cách mạng của nhân loại. Đồng thời, bằng cách mở đầu bản tuyên ngôn như thế Hồ Chí Minh đã ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau. Bởi cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 cũng đã giải quyết đúng những nhiệm vụ của hai cuộc cách mạng Mĩ (1776) của Pháp (1789). Tuyên ngôn độc lập đã nêu rõ: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích của thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nước Việt Nam độc lập”, yêu cầu đó cũng tương tự như yêu cầu đã đặt ra cho cách mạng Mĩ: “Đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa Bắc Mỹ ra khỏi ách thực dân Anh”. Bản tuyên ngôn cũng viết: “Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”. Đấy lại là tinh thần cơ bản của cuộc cách mạng Nhân quyền và Dân quyền Pháp thế kỉ XVII. Với Hồ Chí Minh, người không chỉ trích dẫn mà còn suy luận. ý kiến “suy rộng ra” ấy quả là một đóng góp lớn lao của Hồ Chí Minh cho các dân tộc khác trên thế giới, đặc biệt là các dân tộc bị áp bức. Một nhà văn hóa nước ngoài đã viết: “Cống hiến nổi tiếng của cụ Hồ Chí Minh là ở chỗ Người đã phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc. Như vậy tất cả mợi dân tộc đền có quyền tự quyết định vận mệnh của dân tộc mình”. Vậy thì ý kiến suy rộng ra quả là một phát súng báo hiệu cho bão táp cách mạng ở các thuộc địa sẽ làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới vào nửa sau thế kỉ XX.

Lượt Xem: 1/
Link:
BBcode:
Bình Luận
Tên bạn:

Nội dung:





↑Cùng Chuyên Mục
Hosting By Xtgem.com © 2014 kenhvanhoa.yn.lt
Thiết kế: Trần Quang Phiên
phientran650@gmail.com
Tags: http://kenhvanhoa.yn.lt/view.html
SEO : Bạn đến từ :
1 | 10 l 56 l 494147