XtGem Forum catalog
kenhvanhoa.yn.lt
HOME GD Giải Trí
» »
Hãy nêu cảm nhận của anh (chị) về hình tượng "bóng tối" trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, một trong những "ngôi sao" toả sáng từ nhóm bút Tự lực văn đoàn, phải nhắc đến Thạch Lam. Đặc sắc trong sáng tác của Thạch Lam là ở thể loại truyện ngắn, thường không có cốt truyện hoặc có nhưng rất đơn giản. Lôi cuốn người đọc chính là giọng văn tâm tình, bình dị, man mác chất thơ rất đỗi trữ tình của ông. Với tình cảm chân thành hướng về tầng lớp dân nghèo nơi thành thị, thôn quê, Thạch Lam mở ra thế giới mơ hồ, thầm kín bên trong mỗi người, để lại dư vị khó quên trong tim người đọc. Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của Thạch Lam là tập truyện ngắn Nắng trong vườn. Trong đó, Hai đứa trẻ đã tô đậm hiwn cả về cuộc sống của những kiếp ngươid nghèo khổ, mòn mỏi những năm trước Cách mạng tháng Tám. Khắc sâu thêm sự ám ảnh về từng mảnh đời trong cái phố huyện nghèo ấy là hình tượng "bóng tối" - một chi tiết nghệ thuật đắt giá, nhiều hình ảnh.
Nếu như ngôn từ được xem như chất liệu đầu tiên để hình thành một tác phẩm văn học thì chi tiết nghệ thuật mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng, góp phần nổi bật lên chủ đề tư tưởng của toàn bộ tác phẩm cũn như hấp dẫn người đọc. Chi tiết nghệ thuật thường mang phong cách và sự sáng tạo vô biên của người nghệ sĩ. Vậy nên, sẽ chẳng có gì kì lạ khi Hai đứa trẻ mang một phong cách rất riêng của Thạch Lam: hầu như không có cốt truyện, cũng chẳng có tình tiết nào gay cấn xuất hiện. Lần lượt hiện ra trong tác phẩm chỉ là một buổi chiều tàn, một phiên chợ tàn và xuyên suốt đó là những kiếp người bị vây hãm trong bóng tối. Trong những con người ấy có hai chị em Liên và An, hai đứa trẻ đặc biệt được tác giả nhắc nhiều và cũng thông qua lăng kính cảm xúc của chúng để cảm và nhìn cuộc đời xung quanh trong tác phẩm.
Nhưng để khiến truyện ngắn này trơr nên đặc biệt lôi cuốn và lay động tâm hồn người đọc, Thanh Lam cần nhiều hơn thế. Vậy là, hình tượng "bóng tối" trở thành một "phông nền" không thể thiếu, một chất xúc tác quan trọng tạo nên hiệu ứng nghệ thuật mạnh mẽ.
Định nghĩa "bóng tối" đơn giản chỉ là phần không gian không có ánh sáng, con người trở nên khó khăn để di chuyển và nhìn thấy mọi thứ xung quanh. Bóng tối dần dà gắn liền với nỗi sợ hãi, những gì u ám, buồn bã nhất trong tâm tưởng của con người.
"Bóng tối" trong ý niệm ở truyện ngắn Hai đứa trẻ cũng không mang nghĩa gì tươi sáng hơn. Đó là "bóng tối" trong thiên nhiên khi về đêm, trong cuộc đời những con người nghèo khổ nơi phố huyện và phảng phất trong tâm trạng của họ, tạo nên sự tương phản cùng cực với "ánh sáng".
Trong khung cảnh thiên nhiên, bóng tối hiện lên với những thứ ánh sáng loe lét, mong manh, yếu ớt điểm xuyết. Từ một buổi chiều "êm ả như ru" mau chóng ngả tối khi "các nhà đã lên đèn cả rồi" và "trời nhá nhem tối". Bóng tối nơi đây ập đến nhanh nhưng dường như chẳng ai cảm thấy muộn phiền. Bởi khi đó, cuộc sống mưu sinh của những con người phố huyện mới thật sự được bắt đầu. Hình ảnh con người va thiên nhiên lần lượt thay phiên nhau xuất hiện. Mỗi khoảnh khắc mà bầu trời đêm ngày càng đặc màu thêm đều được Thạch Lam ghi lại bằng những câu văn thi vị dần theo sắc thái trời đêm. Ban đầu, tác giả chỉ nhắc đến sự bao phủ của màn đêm một cách ít ỏi, nhưng sau đó, khi màn đêm sống dậy, ông lại giành cho nó những gì thi vị nhất. Đó là "một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát". Còn dưới mặt đất, "đường phố và các con ngõ dần chứa đầy bóng tối", "tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa". Bóng tối được miêu tả trực tiếp, len lỏi và dày đặc ở khắp mọi ngóc ngách. Khôn gian yên ả và bóng tối còn được tô đậm hơn qua những thứ ánh sáng yếu ớt trong nhà bác phở Mĩ, nhà ông Cửu,... chiếu ra phố khiến những hòn đá nhỏ "một bên sáng, một bên tối"; rồi ánh sáng sao trời "lẫn với vệt sáng của những con đom đóm". Ánh sáng hiện hữu nơi nơi nhưng lại yếu ớt và thêm nhỉ bé trong sự bao phủ của bóng đêm. Bút pháp tương phản, đối lập trong ánh sáng mơ hồ, leo lét với bóng đêm rõ rệt, dày đặt đã làm nổi bật lên khung cảnh phố huyện vừa thu vị vừa trữ tình, lại vừa chân thật dến ngỡ ngàng. Bóng đêm ấy cũng không hề tách rời với phân người mà lồng vào bóng người, đi ngạo nghễ cùng với con người ở khắp nơi. Chỉ những điều ngỡ như rất bình thường ấy, bóng tối còn trở thành một gì đó lớn lao, đáng sợ hơn và hé lộ thêm về bóng tối cuộc đời của những kiếp người lâm lũi nơi phố huyện nghèo.
Từ bức tranh thiên nhiên với gam màu tối bao phủ, Thạch Lam còn gợi lên "bức tranh" đặc biệt sâu thẳm tâm hôn con người. Tác giả chỉ nói phớt qua về đôi mắt của Liên. Đó là đôi mắt mà "bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị"; đi kề đó là cái buồn "man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn". Dường như chỉ có ở Thạch Lam, góc tối từ hiện thực, xã hội nghèo khổ được phản ánh qua lăng kính tâm hồn của những nhân vật đặc biệt: trẻ thơ. Câu nói "không hiểu sao" vang lên rồi lại dội vào tâm hồn người đọc, tâm hồn của nhà văn với biết bao sót xa, thương cảm. Những tâm hồn non nớt, trong trẻo ấy, vì đâu lại bị kiềm hãm, vây ố vết đen của cuộc đời? Để rồi dần dà, nó trở thành một phần không thể chối bỏ được, và "chỉ không sợ nó nữa". Tiếng "không sợ" lại càng tô đậm thêm nỗi sợ hãi vốn dĩ đã có, nay trở nên lớn hơn bao giờ hết, và tâm hồn bé nhỏ ấy bỗng thành gai góc, bất lực. Bóng tối chan chứa trong đôi mắt, tràn ngập tâm hồn của Liên - thứ bóng tối mơ hòi mà không thể thoát ra được.
Thạch Lam không chỉ nhìn xuyên qua bóng đêm dày đặc trong tâm hồn trẻ thơ mà cả của những mảnh đời lay lắt với cuộc sống mưu sinh. Cái mùi vị nghèo khổ vương vấn trong "mùi âm ẩm" của "hơi nóng ban ngày lẫn với mùi cát bụi" hay "rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía" của ngày họp chợ chiều đã vãn người. Hình ảnh mấy đứa trẻ con nhà nghèo "nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được" sau phiên chợ tàn càng chấm một nét rất thực của sự nghèo khổ, đen nó vượt ra cả những câu chữ vô hồn. Điểm nhìn của tác giả chính là cái nhìn của Liên "trông thấy đôgj lòng thương". Chỉ nhẹ nhàng như thế thôi mà người đọc cũng có thể cảm nhận được tâm trạng của nhà văn khi cầm bút viết những dòng ấy và thêm cảm mến ông hơn. Khôg chỉ có vậy, những con người nhỏ bé nơi phố huyện đều được Thạch Lam ưu ái, "tặng" cho một vị trí đặc biệt trong thiên truyện. Đó là mẹ con chị Tí với gánh hàng nước đơn xơ: hai cái ghế và một cái chõng cùng vài cái bát uống nước. Ngày chị "mò cua, bắt tép", đến chập tối lại dọn hàng nước dưới gốc cây bàng. Cuộc sống cứ xoay vòng đều đặn như thế, Liên và những con người ấy trở thành bạn hàng lúc nào không hay. Những lời đối đáp rời rạc giữa họ khiến không gian thêm độ tĩnh mịch mà còn có chút gì đó hắt hiu, gượng gạo. Mỗi lời nói của họ luôn ẩn chứa một phần tâm hồn được bộc lộ. Như tiếng chép miệng trả lời của Liên một cách uể oải của chị Tí "sớm với muộn nà có ăn thua gì" càng hằn rõ tâm trạng vô định, chán chường, hay đúng hơn, bai mảnh hồn mòn rỉ, mỏi mệt như chị. Đó còn là bà cụ Thi điên vẫn hay mua rượu ở hàng Liên. Bà cụ xuất hiện từ bóng tối với tiếng cười khô khốc trong đêm, rồi khi đi cũng là "lần vào bóng tối, tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng". Hay bac Siêu với gánh phở là "một thứ quà xa xỉ, nhiều tiền" mưu sinh mỗi ngày. Đó cong là vợ chồng bác xẩm cùng đứa con thơ thường "bò ra đất", (nghịch nhătj rác bẩn vùi trong cát). Có cả người mẹ của chị em Liên bận bịu với công việc hàng xáo chẳng thể thảnh thơi cùng con... Mỗi con người ấy hiện lên với tâm trạng, hoàn cảnh khác nhau. Thế nhưng ở họ đều có chung một nỗi cô đơn, nghèo khổ, sống lay lắt ngày qua ngày nơi phố huyện. Bóng tối không những phủ lên những nơi họ đi qua mà còn vây kín trong lòng họ, toát ra từ cử chỉ, lời nói và cả dáng vử. "Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ của họ" nhưng cái mong ước ấy cũng rất đỗi chênh vênh, mơ hồ và xa xăm.
Nhưng dẫu bóng tối chễm chệ bao kín lấy không gian cho đến từng nhân vật trong thiên truyện, ánh sáng dù yếu ớt nhưng vẫn tồn tạu mà không mất đi. Vì thế, sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng trở thành một nghệ thuật độc đáo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ. Ánh sáng toả ra từ thiên nhiên vũ trụ, trong phố huyện, nơi đoàn tàu và cả hồi ức xa xăm mang dáng dấp của niềm tin và hy vọng. Đó không chỉ là hy vọng của những kiếp người lầm than, nhỏ bé mà còn chính là niềm tin của Thạch Lam. Cho dù bóng tối cuộc đời, sẹ thật gần như nuốt chửng ánh sáng, hiện lên liên tục và đầy ám ảnh nhưng nhờ thế, những hình ảnh hiện ra trong tâm tưởng ta mới rõ nét hơn, tâm hồn ta thấm thía hơn và dư vị, dư âm của thiên truyện lại kéo dài hơn trong lòng người đọc. Bằng cốt truyện ngắn trữ tình, cốt truyện đơn giản, giọng văn nhẹ nhàng phảng phất niềm xót thương, Thạch Lam đã thật sự thể hiện nét tài hoa và bộc lộ tấm lòng mình. Nhà văn đã biểu lộ niềm trân trọng ước mong đổi đời cuat những con người trước Cách mạng tháng Tám, tuy còn mơ hồ của họ. Đồng thời, ông cũng đã gửi gắm một thông điệp lớn hơn và bấn biến theo thời gian: đừng bao giờ ngừng hi vọng và tin tưởng những điều tốt đẹp ở tương lai.
Hai đưa trẻ của Thạch Lam mang giá trị nhân đạo to lớn và hiện thực sâu sắc. Một trong những điều giúp nhà văn bộc lộ toàn vẹn hơn thông điệp của mình chính là nhờ hình tượng bóng tối. Từ đó, tác giả đã tô đậm hiện thực đen tối của nước ta trước Cách mạng, tố cái xã hội cũ bất công và mang khoảng cách lớn giữa "giàu" và "nghèo". Truyện ngắn này, phải chăng cũng là "món quà" ông trìu mến gửi đến họ - những kiếp người quẩn quanh, lay lắt trong bóng tối với sự thấu hiểu, trân trọng nhất? Phải chăng là những gì xuất phát từ con tim nhiều rung cảm và chân thành nên tác phẩm cũng đã lay động biết bao nhiêu độc giả thế hệ sau, để giá trị của nó vì thế còn mãi vẹn nguyên qua bao trầm tích của thời gian.

Lượt Xem: 1/
Link:
BBcode:
Bình Luận
Tên bạn:

Nội dung:





↑Cùng Chuyên Mục
Hosting By Xtgem.com © 2014 kenhvanhoa.yn.lt
Thiết kế: Trần Quang Phiên
phientran650@gmail.com
Tags: http://kenhvanhoa.yn.lt/view.html
SEO : Bạn đến từ :
1 | 6 l 6 l 494097